Hai chiếc đồng hồ - Hai mặt đối lập: Hublot Big Bang vs Hublot Classic Fusion
Hublot có rất nhiều mẫu đồng hồ được đông đảo người chơi đồng hồ trên thế giới săn đón. Có rất nhiều mẫu của hãng đã được đặt lên bàn cân so sánh. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng so sánh hai mẫu đồng hồ của nhà Hublot nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Hublot - Biểu tượng hàng đầu trong giới đồng hồ Thụy Sĩ Big Bang Sang Bleu Steel Diamonds 39mm: Viên kim cương tuyệt sắc
Hai chiếc đồng hồ được đưa lên bàn cân lần này tuy đến từ một thương hiệu nhưng lại sở hữu thiết kế khá khác biệt: Hublot Big Bang Chronograph và Hublot Classic Fusion Ultra-thin Skeleton.
Đến từ bộ sưu tập Big Bang nổi tiếng của Hublot, mẫu Big Bang Chronograph sở hữu vẻ bề ngoài hầm hố và đồ sộ. Bộ vỏ đồng hồ là sự kết hợp của hai chất liệu thép và gốm ceramic với hai màu đen-trắng có độ tương phản cao. Bên cạnh hai chất liệu chính đó, chúng ta còn thấy sự xuất hiện của cao su trên đầu nút bấm Chronograph và núm chỉnh giờ.
Thuộc bộ sưu tập Big Bang được rất nhiều dân “đồng hồ” săn đón, mẫu Big Bang Chronograph này mang một vẻ ngoài hầm hố, cá tính. Vỏ ngoài của đồng hồ mang sự hòa quyện giữa chất thép và gốm ceramic với gam màu đen - trắng có độ tương phản cao. Ngoài ra, Hublot còn đầu tư thêm cả chất liệu cao su trên đầu nút bấm Chronograph và núm chỉnh giờ. Núm chỉnh giờ được thiết kế khá to mang lại vẻ hầm hố cho chiếc Big Bang Chronograph này.
Hublot có thể được coi là chuyên gia trong việc kết hợp nhiều chất liệu nhưng vẫn mang rõ bản sắc của thương hiệu. Với mẫu Classic Fusion Ultra-thin Skeleton, Hublot đem hai chất liệu kết hợp nhau là vàng hồng và sợ Kevlar. Chất liệu chủ đạo là vàng hồng, sử dụng trên phần lớn bộ vỏ, trong khi đó Kevlar được dùng như một miếng đệm, được thêm ở cạnh đồng hồ.
So với kích thước 44mm của Big Bang Chronograph, Classic Fusion mang một đường kính nhỏ hơn khi chỉ có 42mm. Hẳn là khi nghe đến cái tên Ultra-thin, bạn đã biết được độ dày của Classic Fusion – chỉ có 8mm. Trong khi đó, chiếc Big Bang Chronograph hầm hố có độ dày gần gấp đôi với chiếc Classic Fusion: 14.5 mm.
Hai chiếc đồng hồ được thiết kế phục vụ hai mục đích khác nhau, mang vẻ đẹp khác nhau nhưng đều là kiệt tác đến từ nhà Hublot. Chiếc Classic Fusion với bộ vỏ vàng sang trọng, là lựa chọn hoàn hảo dành cho những ngày mặc sơ mi. Trong khi đó, Chronograph là sẽ là cú nổ lớn khi đi với những bộ đồ thể thao như đồ tập golf, quần vợt,... Về vẻ đẹp, chiếc đồng hồ nào cũng là một tuyệt tác được nhào nặn dưới bàn tay của những nghệ sĩ đến từ nhà Hublot.
Tiếp đến, chúng ta hãy đi so sánh mặt số của hai chiếc đồng hồ này. Với thiết kế cho mục đích thể thao, bộ kim và mốc giờ của Hublot Big Bang Chronograph được phủ chất phát quang. Mặt số được thiết kế giống với bàn cờ vua, mang lại nét mạnh mẽ, cá tính dành cho những người thích chinh phục. Những mặt số phụ của Chronograph và kim giây cũng cho chiếc đồng hồ phức tạp và mạnh mẽ hơn.
So với chiếc Big Bang Chronograph, mẫu Classic Fusion sở hữu mặt số Skeleton lộ máy. Mặt số của đồng hồ được thay thế bằng những chi tiết máy hay bánh răng. Việc thiết kế mặt số Skeleton như này vừa có lợi lại vừa có hại. Mẫu thiết kế này mang lại vẻ đẹp cơ khí của chiếc đồng hồ - nam tính và độc đáo. Tuy nhiên, nếu như nhà làm đồng hồ làm không khéo thì sẽ khiến người dùng rất khó nhìn mặt số.
Hublot là một chuyên gia đại tài trong việc thiết kế đồng hồ. Hãng biết thiết kế chiếc đồng hồ một cách hoàn chỉnh, với mặt số dễ đọc mà vẫn khoe được những chi tiết máy, bánh răng và chân kính để người dùng chiêm ngưỡng.
Tuy nhiên, chiếc Classic Fusion này vẫn có một chi tiết rất khó hiểu đến từ nhà Hublot, đó là mặt số phụ chỉ giây ở góc 7 giờ. Dù đã đặt một vòng tròn viền đen để phân cách với mặt số, nhưng chi tiết này vẫn cho người dùng một cảm giác lạc quẻ so với tổng thể mặt số. Về mặt số, chiếc Big Bang Chronograph chiến thắng trước Classic Fusion.
Hublot nổi tiếng trên toàn thế giới với việc sử dụng dây cao su trong phần lớn các thiết kế của mình. Chất liệu cao su của nhà Hublot thực sự là cực phẩm, mang đến cho người dùng sự thoải mái tối đa khi đeo. Với Big Bang Chronograph, bộ dây cao su được thiết kế giống như một chiếc lốp xe ô tô, kết hợp với mặt số đem lại cảm giác vô cùng mạnh mẽ.
Nhẹ nhàng nhưng không kém phần thanh lịch, Classic Fusion được phủ lên một lớp da cá sấu. Đánh giá cá nhân, tôi cảm nhận thiết kế bộ dây của Big Bang Chronograph sẽ rất được yêu thích bởi các tay chơi, tay đua hầm hố. Ngược lại, Classic Fusion đem đến cho người đeo sự cổ điển, thanh lịch mà sang trọng. Cả hai chiếc đồng hồ phục vụ cho hai mục đích khác nhau nhưng vẫn đem đến chất lượng và sự thoải mái cho người dùng.
Tiếp theo, hãy cùng đánh giá về bộ máy mà Hublot sử dụng trong hai chiếc đồng hồ này. Bộ máy của Big Bang Chronograph là máy tự động HUB 4100, được cải tiến lên từ máy ETA 7750. HUB 4100 có thời lượng cót chỉ 42 giờ. Nếu bạn là người đeo thường xuyên, bạn sẽ không cảm nhận được sự khác biệt lắm, tuy nhiên nếu bạn sở hữu nhiều chiếc đồng hồ để đeo nhiều dịp mà bỏ quên chiếc Big Bang Chronograph thì lại khác.
Trong khi đó, chiếc Classic Fusion Ultra-thin Skeleton dùng máy lên cót tay HUB 1300 được sản xuất in-house hoàn toàn bởi Hublot, với thời lượng cót lên tới 90 giờ.
Về độ lâu dài, chắc chắn người chiến thắng phải là Classic Fusion rồi.
Và cuối cùng là giá thành để anh em có thể lựa chọn. Classic Fusion được làm từ chất liệu vàng hồng, sở hữu bộ máy skeleton HUB 1300. Điều này dễ hiểu vì sao nó lại đắt hơn Big Bang Chronograph tới khoảng 4500 USD khi chiếc Big Bang Chronograph chỉ được làm từ thép, lại sở hữu bộ máy HUB 4100, hiệu suất kém hơn rất nhiều so với HUB 1300.
Có thể thấy, khi đặt lên bàn cân, không chiếc đồng hồ nào chịu thua chiếc đồng hồ nào. Cả hai đều mang một vẻ đẹp rất riêng, nếu tìm đúng chủ nhân thì chúng sẽ tỏa sáng. Với cá nhân tôi, yêu thích sự thanh lịch, sang trọng như một quý ông, tôi sẽ lựa chọn Classic Fusion làm chiếc đồng hồ đeo tay quen thuộc.
Còn bạn thì sao? Hãy đưa ra lựa chọn của mình để Watchpro biết nhé!
Reviews - Đánh giá
0 đánh giá